Liên kết tài trợ / スポンサーリンク
Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi
上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
2014/05/19
Cầu Bình Lợi
Cầu Bình Lợi xưa
Cầu Bình Lợi ngày nay
Cầu Bình Lợi : Cầu bắc qua sông Sài Gòn nối quận Bình Thạnh với Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức. Cầu này do hãng Lavelois Perret của Pháp thiết kế và được Giám đốc giao thông công chánh Nam Kỳ thời bấy giờ là Gubian ký duyệt. Cầu Bình Lợi khởi công xây dựng là ngày 30-4-1900 đến năm 1902 là hoàn tất và được đưa vào sử dụng với chiều dài 275 m. Theo thiết kế ban đầu cầu được kết cấu vòm thép, mặt cầu bằng gỗ, và có đường ray xe lửa nối Sài Gòn và Biên Hòa, gồm 6 nhịp trong đó có 4 nhịp chính (3 nhịp 62 mét, 1 nhịp 40 mét và 2 nhịp 22 mét (2 nhịp này không còn tồn tại). Nếu tính từ lúc thi công cho đến nay, cầu Bình Lợi tròn 102 tuổi. Đây cũng là cầu lâu năm nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1993 tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã gia công lại trụ bê tông dày 1 mét
Ngày nay người ta đang xây dựng thêm cầu Bình Lợi 2 thuộc dự án Tân Sơn Nhất - cầu Bình Lợi (Khởi công vào ngày 09-06-2008- Dự kiến xây dựng trong 6 năm) và đường vành đai ngoàì có chiều dài 975 m với 8 làn xe mang kiểu dáng kiến trúc cầu vòm Nielsen do Công ty GS Engineering & Construction, Hàn Quốc đầu tư
Cũng xin nhắc một điều chẳng hay, trong tất cả những cây cầu ở thành phố Hồ Chí Minh, cầu Bình Lợi được mệnh danh là “Cầu tuyệt mệnh”, bởi nay từ xưa tới nay là nơi thường chọn đến của những người chán đời muốn làm khách với thủy cung và cho đến bây giờ người ta cũng không hiểu vì sao, vì nước chảy xiết, lắm đá ngầm hay ma quỷ chèo kéo, rủ rê?, tất cả không có câu trả lời nào là chính xác …….
From nguyenanhnhat.blogspot.com
2014/05/09
Bộ Ảnh Sài Gòn Xưa Cực Đẹp -3
Góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu (bên hông Chợ Bến Thành) – 1964
Hội trường diên hồng, trụ sở Thượng Nghị Viện
Kênh Nhiêu Lộc – trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng, toà nhà cao là ĐH Vạn Hạnh
Góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ
Mưa Sài Gòn – đường Tự Do
Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phát Diệm, nay là Trần Đình Xu
Nguồn: trangxanh.com
2014/04/26
Bộ Ảnh Sài Gòn Xưa Cực Đẹp -2
Món ăn “chơi” thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía
Bùng binh chợ Bến Thành
Cây xăng ở góc Phan Thanh Giản – Lê Văn Duyệt – 1968
Chợ Cũ trên Đại lộ Hàm Nghi
Chợ Bến Thành
Chợ Lớn 1965 – góc Đồng Khánh – Phù Đổng Thiên Vương
City Hall – Tòa Đô Chánh 1968
Cảnh sát giao thông
Nguồn: trangxanh.com
2014/04/18
Bộ Ảnh Sài Gòn Xưa Cực Đẹp -1
em bé sài gòn
Góc Hai Bà Trưng – Hiền Vương (Võ Thị Sáu) – 1968
Bảng quảng cáo xuất hiện khắp nơi 1971
Nữ sinh SG
Áo dào trắng xuất hiện khắp mọi nẻo đường SG
Một bãi giữ xe chật kín chỗ tại khu vực trung tâm thành phố
Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966
Nguồn: trangxanh.com
2014/04/16
Cầu Chà Và
Cầu Chà Và (1955)
Cầu Chà Và ngày nay
Cầu Chà Và (Java) : Cầu Chà Và bắc qua sông Tàu Hũ nối với kênh Ruột Ngựa làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5 do hãng Lavelois Perret xây dựng năm 1931. Bên phía quận 8 xưa kia có rạp hát Phi Long (nay là nhà sách và trường tiểu học Lý Thái Tổ) cũng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên kinh doanh vải lụa cùng với người Hoa – Chợ Lớn. Cầu Chà Và thời gian ban đầu xây dựng có đường xe điện trọng tải 12 tấn và đường ô tô 10 tấn. Năm 1982 cầu được sửa chữa lại, đến năm 1993 cầu Chà Và được mở rộng thêm bằng các trụ bê tông ở thượng và hạ lưu mỗi bên 5 mét với tổng chiều dài là 62 mét, trọng tải mới cho xe là 30 tấn. Và lần cuối cùng là khi thực hiện công trình Đại lộ Đông – Tây, cầu được tôn tạo lại với quy mô hiện hữu có hai nhánh lên và xuống trên Đại lộ Đông – Tây.
From nguyenanhnhat.blogspot.com
2014/04/09
Cầu Tân Thuận
Cầu Tân Thuận xưa
Cầu Tân Thuận ngày nay
Cầu Tân Thuận – Nối liền xã Tân Thuận, huyện Nhà Bè với quận 4. cầu này được xây dựng năm 1929 cũng do hãng Lavelois Perret của Pháp thiết kế và thi công bắc qua rạch Tân Thuận với chiều dài 240 mét, chiều ngang 8 mét. Trong thiết kế ban đầu, trọng tải của cầu chỉ cho phép 10 tấn. Đến năm 1994, cầu Tân Thuận được hãng Lavelois Perret đã nâng cấp và sửa chữa toàn bộ nâng trọng tải lên 30 tấn
From nguyenanhnhat.blogspot.com
2014/03/17
Cầu Chữ Y
Cầu Chữ Y (1968)
Cầu Chữ Y nay
Cầu Chữ Y : Cầu Chữ Y được khởi công xây dựng năm 1938 và hoàn thành năm 1941 do công ty Công xưởng và Công trình Công chính của Pháp thiết kế và thi công. Công trình xây dựng cầu chữ Y rất công phu tốn kém, theo nhiều tài liệu còn ghi lại cầu đã sử dụng tới 800 tấn thép và hơn 4,000m3 bê-tông. Cầu gồm 3 nhánh bắt qua rạch Tàu Hũ và Kinh tẻ nối quận 5 với quận 8. Trước đây nhánh nối Nguyễn Biểu (Quận 5) với quận 8 dài 175 m với 8 nhịp dài, nhánh Nguyễn Thị Tần có 9 nhịp 187 m, nhánh bên đường Hưng Phú (Quận 8) 8 nhịp dài 145,63 m. Cầu Chữ Y được thiết kế và xây dựng với tổng chiều dài khoảng hơn 500m. Tuy cầu chữ Y được xây dựng kiên cố như thể hàng ngàn năm mới có thể suy suyển, nhưng trong chiến tranh chiếc cầu này bị tàn phá nặng nề nhất phải qua nhiều lần sửa chữa. Lần 1 cầu đã phải sửa chữa lớn sau 7 năm đưa vào sử dụng (1948), do hậu quả của những cuộc giao chiến trong năm 1945, giữa Việt Minh và quân Pháp. Lần 2 vào năm 1956 do hãng Eiffel (Pháp) đảm nhiệm với trọng tải nâng lên 16 tấn. Lần 2 vào năm 1971 do hãng Phan Văn Cơ nâng cấp và lần 3 do hãng Fesinet sửa chữa và nâng cấp toàn bộ. Và lần mới đây được tôn tạo lại cùng với Đại Lộ Đông – Tây
From nguyenanhnhat.blogspot.com
2014/03/12
2014/03/04
2014/02/28
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn khi xây dựng 1985
Cầu Sài Gòn năm 1975
Cầu Sài Gòn ngày nay
Cầu Sài Gòn- Xưa kia còn một tên gọi khác Cầu Tân Cảng- Cầu được bắt qua sông Sài Gòn nối quận Bình Thạnh với quận 2. Xưa nay khi chưa có cầu Thủ Thiêm “chia lửa”, cầu Sài Gòn là cửa ngõ chính để vào nội ô Sài Gòn từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc Việt Nam . Cầu Sài Gòn được công ty Johnson Drake and Piper thi công từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 là hoàn thành. Cầu dài 986,12 m, gồm 32 nhịp trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu franc từ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành, mặt cầu được mở rộng từ 19,63 m lên 24 m, tải trọng đạt chuẩn H30-XB80, có bốn làn xe, tải trọng 32 tấn, đáp ứng cho vận tải hàng hóa ngày càng cao của TP Hồ Chí Minh.
Đến nay đã 55 năm, cầu Sài Gòn cùng trải qua bao thăng trầm của của lịch sử thành phố và nước nhà. Nhất là trong cuộc tấn công thần tốc để giải phóng nước nhà 30-4-1975, cầu Sài Gòn là “cánh cửa” trọng yếu của các binh đoàn chủ lực bộ đội giải phóng hướng vào nội thành Sài Gòn.
From nguyenanhnhat.blogspot.com
2014/02/25
2014/02/21
2014/02/07
2014/02/06
Ông đồ
Ông đồ viết câu đối Tết trên phố Hàng Bồ
Ông đồ cho chữ…
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua..
(Vũ Đình Liên)
2014/02/05
2014/02/04
2014/02/03
2014/01/31
2014/01/30
Mứt tết xưa
Chỉ một hộp mứt thập cẩm đồng loạt trên cả nước, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ cho người ta cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà.
Những hộp mứt Tết ngày xưa
2014/01/29
Quầy hàng tết
Tiệm bánh tranh ngày tết
Nụ cười giản dị của một người bán bánh kẹo trong tết xưa
Nụ cười của người bán và người mua bánh chưng xanh